Trị bệnh hen suyễn

Hen suyễn là một căn bệnh không lây xuất phổ biến và thường gặp ở trẻ em. Theo ước tính của WHO, hiện nay trên khắp thế giới có khoảng 235 triệu người bị bệnh hen suyễn. Nhiều người lầm tưởng rằng hen suyễn chỉ xảy ra ở những nước phát triển. Tuy nhiên trên thực tế, bệnh xuất hiện ở mọi quốc gia. Trong đó hơn 80% trường hợp tử vong do hen suyễn xảy ra ở các nước đang phát triển và kém phát triển. Vậy, bệnh hen suyễn là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh, cách phân loại và các biện pháp phòng ngừa hen suyễn như thế nào?

1. Bệnh hen suyễn là gì?

Hen suyễn (hen phế quản - Asthma) là một căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp. Khi xuất hiện cơn hen suyễn, lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng lên, viêm nhiễm và dễ bị kích ứng. Sự co thắt và viêm nhiễm sẽ làm các đường dẫn khí thu hẹp lại, từ đó giảm lưu lượng không khí ra vào phổi.

Khi tình trạng phù nề trở nên nghiêm trọng, đường dẫn khí sẽ ngày càng thu hẹp vào. Lúc này người bệnh sẽ phải đối diện với tình trạng khò khè và khó thở vô cùng khó chịu.

benh-hen-suyen-dau-hieu-nguyen-nhan-va-cach-phong-ngua

 

Tình trạng phổi và đường dẫn khí của người bị hen suyễn

2. Triệu chứng của bệnh hen suyễn

Các triệu chứng của bệnh hen suyễn rất đa dạng. Một số biểu hiện khá lâm sàng bên ngoài nên rất dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh về phổi khác như lao, giãn phế quản, COPD,... Sau đây là các triệu chứng phổ biến nhất đối với những người bị bệnh hen suyễn:

Ho, đặc biệt là vào ban đêm: Ho là một phản ứng khi cơ thể muốn đẩy các chất bài tiết hoặc dị nguyên từ môi trường như bụi, khói, phấn hoa, lông động vật… ra ngoài. Ho có thể xuất phát từ các bệnh về nhiễm khuẩn xoang mũi, cảm lạnh…nhưng nếu tình trạng ho kéo dài, các cơn ho xuất hiện chủ yếu vào ban đêm do đường thở bị thu hẹp thì người bệnh cần lưu ý vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn.

Tiệu chứng hen suyễn

Ho kéo dài vào ban đêm là một trong những dấu hiệu của bệnh hen suyễn

Thở khò khè: Khò khè là dạng tiếng rít hay âm thanh không bình thường phát ra khi thở. Đây được coi là dấu hiệu điển hình của bệnh hen suyễn. Không khí đi qua phổi bị cản trở bởi ống phế quản bị phù nề sẽ tạo nên âm thanh khò khè. Đặc biệt, người bệnh dễ bị khò khè khi gặp không khí lạnh.

Khó thở: Do đường thở bị thu hẹp gây ra hiện tượng khó thở cho người bệnh.

Đau thắt ngực, đau hoặc áp lực: Người bệnh cảm thấy như có vật gì đè nặng hoặc siết chặt ngực.

Hơi thở rất nhanh và gấp: Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh hen suyễn. Triệu chứng này sẽ nặng hơn khi người bệnh vận động nhiều như leo cầu thang, chạy bộ, tập thể dục..

Mặt nhợt nhạt, mồ hôi: người bệnh sẽ có dấu hiệu mặt nhợt nhạt, ra mồ hôi, mệt mỏi khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy.

Trên là các triệu chứng thường gặp ở bệnh hen suyễn. Tuy nhiên ở mỗi người bệnh, triệu chứng xuất hiện sẽ khác nhau, ví dụ:

  • Có hoặc không có xuất hiện đồng thời các dấu hiệu trên.
  • Cơn hen bị gián đoạn ở người này nhưng liên tục ở người khác.
  • Một số người chỉ bị hen khi tập thể dục hoặc thay đổi thời tiết.

3. Đối tượng của bệnh hen suyễn

Bệnh hen suyễn là bệnh mãn tính phổ biến nhất ở trẻ em. Nhưng bệnh vẫn có thể xuất hiện ở người lớn, đặc biệt là người lớn tuổi. Bệnh thường chớm phát trên người bệnh lúc còn nhỏ với các đối tượng phổ biến như:

  • Mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Bị dị ứng, chàm.
  • Tiền sử bố, mẹ hoặc gia đình có người mắc bệnh hen suyễn.

Đối tượng của bệnh hen suyễn là trong gia đình có bố mẹ mắc bệnh

Ngoài ra, những người sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi và hóa chất  như giáo viên, công nhân xây dựng, người khai thác khoáng sản,... cũng rất dễ trở thành đối tượng của bệnh hen suyễn.

4. Hệ quả của bệnh hen suyễn

4.1. Ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh:

Bệnh hen suyễn có thể tái phát thường xuyên, biểu hiện với những cơn ho dai dẳng vào ban đêm, khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi ban ngày, ảnh hưởng đến chất lượng học tập, công việc, các mối quan hệ vợ chồng cũng phần nào bị tác động…

4.2. Có khả năng gây tử vong hoặc để lại nhiều biến chứng nguy hiểm:

Bệnh hen suyễn vẫn có thể gây tử vong mặc dù tỷ lệ tương đối thấp so với các bệnh mãn tính khác. Tuy nhiên, không vì thế mà chủ quan với căn bệnh này, nếu không được phát hiện sớm và có các phương pháp điều trị, kiểm soát cơn hen thì có nguy cơ dẫn đến các biến chứng như: viêm phế quản, khí phế thũng, tâm phế mãn tính, suy hô hấp, ngừng hô hấp kèm tổn thương não, xẹp phổi, tràn khí màng phổi,...

4.3. Gây nguy hiểm với phụ nữ mang thai:

Nguy cơ mắc bệnh hen ở phụ nữ mang thai thường xảy ra ở tuần thứ 24 đến 36 của thai kỳ. Theo đó phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh hen suyễn dễ dẫn đến các biến chứng như sản giật, xuất huyết âm đạo, sinh non… Ngoài ra, con của những phụ nữ bị suyễn khi mang thai cũng nhẹ cân hơn những đứa trẻ trẻ bình thường.

5. Phân loại hen suyễn và nguyên nhân

Phân loại

Biểu hiện

Nguyên nhân

Hen suyễn dị ứng

- Chảy nước mũi và hắt hơi liên tục, hắt hơi liên tục.

- Sưng mũi.

- Xuất hiện đờm.

- Chảy nước mắt.

- Cổ họng ngứa.

- Các chất gây dị ứng, đủ nhỏ để hít sâu vào phổi (phấn hoa, lông vật nuôi, bụi phấn,...).

- Khói từ thuốc lá, lò sưởi, nến, hương, pháo hoa,...

- Ô nhiễm không khí.

- Không khí lạnh.

- Tập thể dục trong khi trời lạnh.

- Mùi hóa học hoặc khói mạnh.

- Nước hoa, chất làm tươi không khí hoặc các sản phẩm có mùi thơm khác.

Suyễn do tập thể dục

- Các dấu hiệu hen bắt đầu trong 5 đến 10 phút khi bắt đầu hoặc sau khi tập.

- Có thể trầm trọng thêm vài phút sau khi ngừng tập thể dục.

- Khi tập thể dục, các dải cơ xung quanh đường hô hấp nhạy cảm với những thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm.

- Chúng phản ứng bằng cách co thắt, làm hẹp đường hô hấp.

Ho hen suyễn

Ho khan không có đờm.

- Tiếp xúc với các chất gây dị ứng.

- Dùng thuốc Beta-blockers.
- Dị ứng với chất Aspirin.

Hen suyễn nghề nghiệp

Các dấu hiệu hen xuất hiện khi đến khu vực làm việc:

- Chảy nước mũi và nghẹt mũi.

- Mắt bị kích ứng.

- Ho.

- Tiếp xúc với các chất ở nơi làm việc.

- Những ngành dễ bị hen suyễn nghề nghiệp:

thợ làm tóc, họa sĩ, thợ mộc,...

Hen suyễn ban đêm

Thở khò khè về đêm, ho và khó thở.

Là loại hen suyễn có tỷ lệ gây tử vong cao nhất.

Nguyên nhân:

- Tăng tiếp xúc với các chất gây dị ứng.

- Đường hô hấp bị lạnh.

- Tư thế nằm gây khó thở.

- Tiết hormon theo mô hình sinh học.

- Ợ nóng.

 

Người thầy thuốc luôn sống và làm việc bằng ba chữ "tâm – tài – đức" ấy không mong muốn gì hơn là chữa khỏi bệnh, nâng cao tuổi thọ, sức khoẻ của bệnh nhân. Để giúp đỡ nhiều người được hưởng niềm hạnh phúc khỏi bệnh hơn nữa, lương y Tùy có dịch vụ tư vấn miễn phí, khám chữa bệnh online, gửi thuốc qua đường bưu điện, hàng không để người bệnh không mất thời gian, chi phí đi lại.

Bệnh nhân muốn tư vấn, xin vui lòng liên hệ:

Lương y Nguyễn Văn Tùy

Điện thoại: 0984660335

Địa chỉ: 282 Trần Phú, Ninh Sơn, Tây Ninh

< Trở lại

Chia sẽ:

Tin liên quan